Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Sau đây kế toán Tâm An sẽ phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuốc nhé:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 chi nhánh  có thể được thành lập dưới dạng chi nhánh hạch toán độc lập hoặc chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh là một phần của công ty, mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, được xuất hóa đơn, phải kê khai thuế giá trị gia tăng như công ty nhưng vẫn không hoàn toàn độc lập và không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

So sánh giống và khác nhau giữa việc thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc và thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.

Giống nhau giữa việc thành lập thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Bộ máy nhân sự do công ty mẹ tổ chức;
  • Vốn kinh doanh là của công ty;
  • Đều phải thực hiện hoạt động kê khai thuế giá trị gia tăng độc lập với công ty mẹ theo quy định của pháp luật;
  • Đóng thuế cùng mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (tức lợi nhuận sau thuế là của công ty);
  • Mọi hoạt động của chi nhánh phải theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty;

Khác nhau giữa việc thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc và thành lập chi nhánh hạch toán độc lập:

Đối với thành lập chi hạch toán phụ thuộc:

  • Chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty để cuối năm hạch toán chung báo cáo tài chính;
  • Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty;
  • Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.

Đối với thành lập chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế;
  • Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong củng công ty;
  • Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,…
  • Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.

Một số câu hỏi thường gặp về chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập.

Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?

Theo luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh được thực hiện chức năng kinh doanh với ngành nghề phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nên lựa chọn chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc?

Việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu, tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp. Mỗi một loại hình đều có ưu nhược điểm riêng khi lựa chọn. Doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình của công ty.

Công ty mẹ có được chuyển tiền để thanh toán các khoản nợ của chi nhánh hạch toán độc lập không?

Chi nhánh hạch toán độc lập là một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính; Có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, mã số thuế, con dấu và tài khoản riêng. Do đó, trụ sở chính chuyển tiền cho chi nhánh để thanh toán tiền hàng là không hợp lý. Tuy nhiên, nếu là hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính thì trụ sở chính có thể chuyển tiền thanh toán cho chi nhánh.

Trên đây là cách phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc cho các các bạn tham khảo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *