Báo cáo tài chính cuối năm – từ 1.000.000 đ

Báo cáo tài chính cuối năm chỉ từ 1.000.000đ

Tâm An luôn luôn cung cấp dịch vụ uy tín, chính xác, được khách hàng đánh giá cao về năng lực, cũng như báo phí hợp lý, tối ưu, tiết kiệm cho doanh nghiệp.

Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính cuối năm gồm những gì ?

Một bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Ngoài ra, doanh nghiệp làm báo cáo tài chính theo thông tư 133/2016/TT-BTC còn phải kèm theo bảng cân đối tài khoản

2. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính ?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh: Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với các doanh nghiệp khác: thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính/năm dương lịch.

3. Mức phạt khi chậm nộp hoặc không nộp báo cáo tài chính ?

  • Tùy vào từng trường hợp vi phạm và thời gian chậm nộp báo cáo tài chính năm mà sẽ có những mức phạt khác nhau. Chẳng hạn: phạt tiền từ 5.000.000đ – 10.000.000đ nếu chậm nộp dưới 3 tháng; từ 10.000.000đ – 20.000.000đ nếu chập nộp từ 3 tháng trở lên; từ 40.000.000đ – 50.000.000đ nếu không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…
  • NHỮNG CHỨNG TỪ DOANH NGHIỆP CẦN CUNG CẤP:

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào trong năm báo cáo
  2. Sao kê tài khoản ngân hàng công ty của năm báo cáo
  3. Bảng lương & thông tin CMND người lao động
  • NHIỆM VỤ CỦA TÂM AN KHI THỰC HIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

  1. Thu thập các hóa đơn, chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp;
  2. Thu thập thông báo về chế độ, hình thức kế toán áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ;
  3. Rà soát, đối chiếu tờ khai thuế với tờ khai thuế và điều chỉnh ngay khi có sai sót;
  4. Sắp xếp, phân loại, hoàn thiện chứng từ trước khi làm sổ sách, báo cáo tài chính;
  5. Lập các bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, phí trả trước, phí chờ kết chuyển;
  6. Kiểm tra chi phí lương, BHYT, BHXH…
  7. Tính và lập các bảng khấu hao tài sản cố định;
  8. Hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp;
  9. Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính;
  10. In báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo quy định;
  11. Nộp báo cáo tài chính và bàn giao hồ sơ, sổ sách kế toán cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *